- Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Cách xử lý như thế nào?
- Trẻ mọc răng không đúng thứ tự tại vì sao? Cách xử lý thế nào?
- Răng mọc ngược trên lợi là gì? Cách xử lý cho trẻ em và người lớn
- Cách trị chân răng bị đen tại nhà đơn giản và hiệu quả tức thời
- Răng mọc thừa phía trong có nguy hiểm? Có nên nhổ bỏ răng không?
- Độ tuổi mọc răng sữa và thay răng của bé mà cha mẹ cần phải lưu ý
Sâu răng là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Cụ thể, bệnh sâu răng là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng răng sâu? Trị răng sâu tận gốc như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm tới bệnh lý này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây bởi những thông tin cung cấp bên dưới sẽ rất hữu ích với bạn!
1/ Sâu răng là gì?
Sâu răng là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi mắc bệnh răng sâu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các lỗ hổng li ti ở trên thân răng. Đây là quá trình diễn tiến do vi khuẩn tấn công và hình thành. Theo các chuyên gia nha khoa, các lỗ hổng ở trên răng sẽ ngày càng lớn dần lên và gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người mắc bệnh.
Sâu răng là gì?
2/ Top 4 nguyên nhân sâu răng thường gặp nhất
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng sâu. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là những nguyên nhân sau:
Do vi khuẩn
Thức ăn lâu ngày không được làm sạch sẽ gây ra các mảng bám cao răng. Nếu người bệnh chủ quan, không khắc phục tình trạng này kịp thời, vi khuẩn trong mảng bám sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, trong đó có sâu răng.
Nguyên dân dẫn tới tình trạng răng sâu thường do vi khuẩn gây ra
Sử dụng nhiều đồ ăn chứa đường
Nếu bạn có thói quen sử dụng nhiều đồ ngọt như nước ngọt, bánh ngọt… sẽ khiến bệnh sâu ăn răng rất dễ hình thành và phát triển. Bởi vi khuẩn có hại sẽ sử dụng đường để làm gia tăng mảng bám vôi răng. Bên cạnh đó, chúng sẽ lên men đường, phóng thích ra axit, làm bào mòn lớp men răng khiến các lỗ sâu răng hình thành.
Do vấn đề tuổi tác
Giảm tiết nước bọt, vệ sinh răng miệng kém… là tình trạng rất dễ xảy ra nếu tuổi tác của bạn lớn dần. Điều này, khiến bạn dễ phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như: sâu ăn răng, viêm nướu…
Răng sâu dễ xảy ra ở người lớn tuổi
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng. Thông thường, kết thúc quá trình ăn uống khoảng 15 phút, trên răng chúng ta sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng.
Nếu lúc này, không có biện pháp vệ sinh răng miệng tốt như: đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng… thì vi khuẩn rất dễ lên men và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh răng sâu sau này.
3/ Triệu chứng của sâu răng như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý sâu ăn răng rất khó để phát hiện. Thông thường, chúng ta chỉ có thể phát hiện bệnh ở những giai đoạn tiến triển tiếp theo. Nếu bạn có một trong những triệu chứng sau đây thì rất có thể bạn đã mắc bệnh sâu răng ở giai đoạn nặng:
Bề mặt răng xuất hiện các lỗ nhỏ li ti là triệu chứng sâu răng tiêu biểu
➤ Mảng bám cao răng xuất hiện nhiều tại nướu và chân răng
➤ Trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu li ti có màu nâu hoặc đen
➤ Có cảm giác đau răng, răng nhạy cảm với đồ ăn nóng – lạnh
➤ Xuất hiện những cơn đau răng âm ỉ vào ban đêm
➤ Nướu có hiện tượng yếu đi, dễ chảy máu khi đánh răng
➤ Hơi thở có mùi hôi khó chịu
Nếu thấy bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn hãy mạnh dạn mô tả tình trạng của mình với nha sĩ để xác định chính xác mình có bị sâu răng hay không?

4/ Răng sâu gây ra ảnh hưởng gì không?
Sâu răng tưởng chừng là bệnh lý riêng biệt, không gây ra ảnh hưởng gì tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm bởi bệnh lý răng sâu nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, rất có thể gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng như: Tiểu đường, tim mạch, suy giảm trí nhớ…. Cụ thể như sau:
✗ Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong những năm gần đây, răng sâu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tiểu đường cao nhất trong tất cả các bệnh lý răng miệng. Sở dĩ khẳng định như vậy vì sâu răng dễ gây ăn mòn lớp men răng và ngà răng, gây ra những biến đổi và những kích thích trong khoang miệng.
Răng bị sâu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường
Lâu dần, các kích thích này sẽ ngăn chặn sự chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì thế, nếu đường bị tích tụ lâu trong cơ thể có thể biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm, trong đó có tiểu đường.
✗ Dễ mắc bệnh tim mạch
Vi khuẩn gây bệnh sâu răng có thể di chuyển vào máu, bám chắc tại nội mạc cơ tim khiến van tim dễ bị tổn thương và dẫn tới tình trạng viêm nội mạc nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, nếu vi khuẩn di chuyển vào tủy, theo đường máu, chúng có thể gây nên tình trạng tắc động mạch, dẫn tới hiện tượng đột quỵ vô cùng nghiêm trọng.
✗ Gây suy giảm trí nhớ
Tưởng rằng sâu răng và hiện tượng suy giảm trí nhớ không có mối liên quan mật thiết tới nhau. Tuy nhiên, không phải như vậy. Bệnh răng sâu hình thành và phát triển ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới một phần của não bộ, thậm chí chúng còn khiến mức độ nhạy cảm của các dây thần kinh bị giảm đi. Từ đó, rất có khả năng dẫn tới tình trạng thu hẹp động mạch não, làm suy giảm trí nhớ rõ rệt.
Tình trạng răng sâu có thể làm tăng nguy cơ gây suy giảm trí nhớ
✗ Tăng nguy cơ ung thư miệng
Nghiên cứu cho thấy, người bị sâu ăn răng sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng ung thư miệng cao hơn bình thường. Bởi sâu răng nếu lan tới tủy dễ gây nhiễm trùng nướu – đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ung thư miệng. Đặc biệt, mắc bệnh răng sâu, nguy cơ người bệnh phải đối mặt với các bệnh ung thư não, ung thư thực quản… cũng cao hơn. Bởi thế, bạn không nên coi thường hiện tượng này.
Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh sâu răng, đừng chần chừ, hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Tới ngay nha sĩ khi nghi ngờ mình có biểu hiện răng sâu
5/ Trị sâu răng tận gốc bằng cách nào hiệu quả?
Dựa vào tình trạng răng sâu của bạn mà cách trị răng sâu tận gốc sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, cách trị sâu răng tận gốc như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ răng sâu của bạn. Cụ thể như sau:
➦ Răng sâu ở giai đoạn nhẹ:
Với trường hợp răng sâu ở giai đoạn nhẹ, việc điều trị bệnh sẽ rất đơn giản. Lúc này, bạn có thể can thiệp biện pháp tái khoáng hoặc dùng thuốc điều trị tại nhà theo chỉ định của nha sĩ. Cụ thể:
Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể can thiệp biện pháp tái khoáng để điều trị tình trạng răng sâu
- Tái khoáng răng sâu: Đây là phương pháp dùng các dung dịch như cacium, phosphate, floure đổ vào phần răng bị sâu. Phương pháp điều trị này khá đơn giản, nhằm mục đích thu hẹp vùng răng chớm sâu, an toàn và vô cùng hiệu quả.
- Dùng thuốc trị răng sâu: Đây là phương pháp dùng thuốc có tính kháng khuẩn cao chấm vào vùng răng sâu. Tuy nhiên, biện pháp này dễ gây đổi màu men răng nên không được các chuyên khoa khuyến khích sử dụng.
➦ Răng sâu ở giai đoạn nặng:
Với tình trạng răng sâu đã xâm lấn tới tủy, nha sĩ sẽ loại sạch tủy để tránh làm ảnh hưởng tới các răng kế cận, đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm dễ xảy đến như: Apxe răng, viêm chân răng… Sau khi đã lấy tủy, bác sĩ có thể chỉ định bạn trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng không bị tác động từ bên ngoài.
Trám răng hoặc bọc răng sứ ở giai đoạn nặng
Hiện nay, Nha khoa Paris là địa chỉ điều trị bệnh răng sâu hiệu quả, uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và chọn lựa. Mỗi năm, trung tâm đã giúp hàng ngàn khách hàng chữa khỏi tình trạng răng sâu và lấy lại tự tin trong cuộc sống.
Nếu bạn không muốn bị tình trạng sâu răng quấy rầy, hãy mạnh dạn tới Nha khoa Paris để bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm. Hoặc bạn có thể đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia có trên 15 năm kinh nghiệm bằng cách gọi tới tổng đài 1900.6900 hay đăng ký trực tiếp thông qua KHUNG CHAT cuối bài viết để được hỗ trợ.