- Chi phí bọc răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc mỗi loại. Bảng Giá 2019
- Bọc răng sứ không mài giá bao nhiêu tiền? Bảng giá Nha Khoa Paris
- Top 5 nguyên nhân sâu răng rất thường gặp nhưng không ai đề phòng
- Bỏ túi ngay 5 kinh nghiệm làm răng Veneer không thể bỏ lỡ
- Răng mẻ, sứt – Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục TỐT NHẤT
- Tình trạng răng thưa và những điều CẦN PHẢI BIẾT để khắc phục
Bọc răng sứ khiến răng bạn ê buốt, cộm vướng khó chịu? Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp vì có đến 99% người dùng đều quên 4 lưu ý khi bọc răng sứ này khiến cho răng sứ dễ bị kích ứng, đau nhức khi sử dụng. Cùng tìm hiểu tất cả qua bài viết sau đây.
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ và khôi phục hình thể răng vượt trội. Tuy nhiên, một số trường hợp người dùng vẫn cảm thấy ê buốt, đau nhức dữ dội sau khi thực hiện do không tuân thủ lời khuyên cũng như lưu ý khi bọc răng sứ của nha sĩ như sau:
1/ Lưu ý khi bọc răng sứ – Lựa chọn vật liệu phù hợp
Hiện nay, vật liệu bọc răng sứ khá đa dạng với đủ loại chất liệu, màu sắc và giá cả khác nhau. Trong đó, phải kể đến hai loại chính là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (hay còn gọi là răng toàn sứ).
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ có những đặc trưng riêng, phù hợp với từng trường hợp bệnh lý cụ thể.
Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại là dòng răng sứ được cấu tạo chủ yếu từ chất liệu Metal thép không gỉ, bên ngoài phủ một lớp sử mỏng ceramco3 giúp răng có độ trắng trong, độ trong mờ tự nhiên như thật. Dòng răng sứ này tồn tại một số đặc điểm không được chuyên gia nha khoa khuyến khích như:
Tuổi thọ không bền lâu
Răng sứ kim loại có độ chịu lực kém, chỉ duy trì được từ 5-7 năm, sau đó phải đến cơ sở nha khoa để bọc lại, tốn kém khá nhiều thời gian và công sức nên các bác sĩ nha khoa khuyên người tiêu dùng nên chọn loại răng có độ bền cao hơn.
Tính thẩm mỹ kém, dễ gây ê buốt
Vì cấu tạo chủ yếu từ hợp chất kim loại nên dòng răng sứ này dễ làm đen viền nướu do quá trình ô xi hóa, xuất hiện bóng mờ màu đen trên thân răng khi ánh sáng đi qua. Ngoài ra, răng sứ kim loại có khả năng cách nhiệt kém nên sau một thời gian dài sử dụng dễ dàng cảm thấy hơi ê buốt khi ăn những loại đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.
Răng kim loại chi phí rẻ nhưng độ bền, tính thẩm mỹ không cao.
Răng toàn sứ
Răng toàn sứ có cấu tạo kép gồm lớp sườn sứ Zirconium và lớp phủ sứ tinh vi, đảm bảo cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai nên được đa số khách hàng ưa thích và sử dụng.
Răng toàn sứ cho tính thẩm mỹ và độ bền cao
Nhờ công nghệ chế tác tỉ mỉ tới từng gờ rãnh, những dòng cao cấp như răng sứ kim cương, răng sứ thẩm mỹ sẽ mang lại vẻ sáng đẹp, trắng bóng, tạo nên hiệu ứng ngọc trai lấp lánh khi người dùng giao tiếp hay cười. Độ bền có thể duy trì từ 7- 20 năm.
Răng toàn sứ cứng cáp, cho khả năng ăn nhai như thật
Răng toàn sứ cấu tạo từ lớp sườn sứ Zirconium cứng cáp, vật liệu được ứng dụng trong ngành công nghiệp thiết kế vỏ tàu, xe hơi… nên người dùng hoàn toàn có thể an tâm khi nhai cắn vì nó có độ chịu lực gấp 10 lần răng thật.
Vậy nên, một lưu ý khi bọc răng sứ là nên chọn dòng răng toàn sứ để thực hiện để đảm bảo cả tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng nhai cắn chắc chắn, bền vững như thật.
Lựa chọn răng sứ toàn sứ là một lưu ý khi bọc răng sứ.
2/ Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, đúng kỹ thuật
Răng sứ nếu vệ sinh không sạch sẽ, để lại nhiều mảng bám, vụn thức ăn dư thừa quanh kẽ răng lâu ngày sẽ chuyển hóa thành axit ăn mòn răng sứ cũng như len lỏi vào viền nướu làm sâu cùi răng bên trong. Dẫn tới tính trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức và ê buốt khi bị kích thích bởi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.
Súc miệng đúng thời điểm
Sau khi bọc răng sứ 8 tiếng, bạn tuyệt đối không nên vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước súc miệng bán sẵn, vì trong đó chứa nhiều florua và tinh chất bạc hà dễ gây kích ứng và hiện tượng ê buốt, đau nhức cho răng. Sang ngày thứ hai sau khi bọc răng sứ là bạn có thể súc miệng như bình thường.
Đánh răng đúng kỹ thuật, súc miệng đúng thời điểm là một lưu ý khi bọc răng sứ.
Dùng tay mát- xa để máu dưới nướu lưu thông tốt hơn
Sau khi chải răng, mát- xa nhẹ nhàng bên ngoài vùng nướu tại vị trí bọc răng cũng là cách giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm cảm giác đau nhức, ê buốt có thể xảy ra sau khi mài cùi răng. Đây là lưu ý khi bọc răng sứ khá hữu ích được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng nhưng nhiều người hay bỏ quên.
3/ Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ ăn gì ?
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt khi lắp răng tạm
Thời gian lắp răng tạm để chờ răng sứ mới được chế tác, bạn nên lưu ý chỉ ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, cơm để vì răng sứ chỉ được gắn tạm bằng keo nên chưa được cố định chắc chắn. Nếu dùng thức ăn quá cứng, dính, răng có thể dễ dàng bong tuột, vỡ ra ngay khi dùng bữa.
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều canxi sau khi đã bọc răng sứ
Để duy trì được tuổi thọ bền lâu của răng sứ, nên dùng những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, bổ sung nhiều rau củ quả thuộc các nhóm vitamin C, D, E… nhằm hạn chế vi khuẩn gây bệnh, mảng bám dư thừa gây nên sâu răng, đen viền nướu, khiến răng đau nhức.
Bọc răng sứ ăn gì?
Bọc răng sứ kiêng gì ?
Khoảng 1 tháng đầu sau khi bọc răng sứ, cần hạn chế dùng những loại đồ ăn quá nóng hay quá lạnh, phòng trường hợp khiến răng bị kích ứng, gây nên cảm giác ê buốt. Ngoài ra, đồ ăn cứng, chứa phẩm màu, nhiều đường, đồ uống có gas… cũng làm răng sứ biến đổi màu, dễ nứt, vỡ nếu bọc mão răng sứ chất lượng thấp.
4/ Lưu ý kiểm tra răng miệng định kỳ sau khi bọc răng sứ
Nên kiểm tra định kỳ răng sứ 3-6 tháng/ lần để kiểm tra lại độ sát khít của răng sứ mới so với viền nướu, cảm giác ăn nhai cũng như nhanh chóng điều chỉnh thân răng sứ sao cho không bị cộm vướng, đồng thời phát hiện và chữa trị kịp thời những hiện tượng bất thường có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ.
Trên đây là những lưu ý khi bọc răng sứ hữu ích nhất dành cho bạn, nếu có bất kỳ triệu chứng nào khiến bạn đau nhức, khó chịu khi bọc răng sứ, kết nối ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6900 hoặc qua mẫu đăng ký dưới đây để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí!