- TOP 9 Nha Khoa Bọc Răng Sứ ở Bình Dương Tốt & Uy Tín Nhất
- Bọc răng sứ cho răng sâu có nên không? hết bao nhiêu tiền?
- Bé mọc răng hàm trong bao lâu? Lưu ý dấu hiệu và cách chăm sóc
- Nằm mơ thấy răng vỡ vụn dự báo điềm gì và đánh con gì là chuẩn?
- 3 Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà có thật sự đem lại hiệu quả?
- Rạng rỡ đón xuân canh tý 2020 khi làm răng sứ tại Nha Khoa Paris
Các loại răng sứ hiện nay luôn có 1 chỉ số rất quan trọng để đánh giá là độ bền uốn. Vậy thì chính xác đó có nghĩa là gì, tại sao nó lại có ý nghĩa quan trọng, và độ bền uốn của răng sứ zirconia – răng sứ phổ cập nhất hiện nay- tốt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin thú vị liên quan đến khái niệm này nhé.
1. Độ bền uốn của răng sứ là gì?
Độ bền uốn là thuật ngữ thường được sử dụng trong nha khoa, là một trong những giá trị quan trọng để đánh giá độ ổn định của vật liệu nha khoa. Tất cả các nhà sản xuất vật liệu nha khoa đều cung cấp những chỉ số liên quan đến đặc điểm này. Bởi lý do đó là vì độ bền uốn được xem là một giá trị quan trọng khi nói đến độ ổn định của một loại vật liệu nha khoa, có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ răng sứ cũng như chất lượng sử dụng, chẳng hạn như răng sứ Zirconia.

*Lưu ý: Có nhiều cách khác nhau để đo độ bền uốn của răng sứ.
Dưới góc độ khoa học, độ bền uốn của răng sứ cho chúng ta thông tin về khả năng của vật liệu kháng lại các ngoại lực gây biến dạng. Nghĩa là độ bền uốn cho chúng ta biết lực tối thiểu cần thiết để có thể phá vỡ một mẫu thử có đường kính nhất định của vật liệu đó. Chỉ cần lực tác động lớn hơn con số này, mẫu thử vật liệu sẽ bị gãy. Độ bền uốn càng lớn thì lực tác động mà vật liệu có thể chịu được sẽ càng cao. Tuy nhiên, độ bền uốn đo được phục thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đo và cách xử lý bề mặt của mẫu thử vật liệu (chẳng hạn mẫu thử được đánh bóng hay mài thô). Vì vậy việc so sánh giữa hai vật liệu khác nhau cần phải được tiến hành một cách rất tỉ mỉ. Các giá trị đo bằng những kỹ thuật khác nhau không thể so sánh với nhau được. Để có thể so sánh, các trị số cần phải được dựa trên cùng một kỹ thuật đo đạc.
2. Ưu điểm thực sự của độ bền uốn ở răng sứ
Những vật liệu có độ bền uốn cao sẽ có những ưu điểm liên quan đến hai ứng dụng sau:
a) Các trường hợp phục hình lớn hoặc có nhịp cầu dài
Độ bền uốn cao đặc biệt quan trọng với các phục hình chịu lực, khi mà vật liệu phục hình phải chống chịu với áp lực cao ở những vị trí cần khả năng ăn nhai nhiều như răng hàm, răng cối,… Do đó, độ bền uốn sẽ quyết định chỉ định của vật liệu đó:
– Vật liệu có độ bền uốn càng cao thì có thể chế tác phục hình càng nhiều đơn vị
– Ngược lại, phục hình càng dài thì vật liệu phải càng bền.

b) Lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu với bề dày phục hình mỏng
Độ bền uốn cao cũng ảnh hưởng đến bề dày của phục hình. Vật liệu độ bền cao cho phép phục hình mỏng hơn. Chẳng hạn, nếu chúng ta sử dụng sứ zirconia IPS e.max ZirCAD MO hoặc LT, chúng ta có thể giảm bề dày sườn phục hình xuống còn 0.4mm ở vùng răng trước và 0.6mm cho răng sau. Nếu chúng ta sử dụng IPS e.max ZirCAD MT hoặc MT Multi, chiều dày cần phải 0.8mm cho răng trước và 1mm cho răng sau. Điều này có nghĩa là:
– Vật liệu có độ bền uốn cao và độ kháng nứt vỡ cao cho phép chế tác phục hình mỏng hơn.
– Vật liệu có độ bền uốn cao có thể phù hợp cho lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu.
3. Độ bền uốn của răng sứ Zirconia “Bá Đạo” như thế nào?
Có thể nói zirconia là vật liệu toàn sứ có độ bền uốn tốt nhất. Chẳng hạn như IPS e.max ZirCAD LT có độ bền uốn rất cao lên đến 1200MPa.

Trong các loại vật liệu, răng sứ zirconia có độ trong cao, IPS e.max ZirCAD MT và MT Multi có độ ổn định cao ở độ bền uốn 850MPa. Những vật liệu này giúp mang lại tính thẩm mỹ cao cho những phục hình nguyên khối cần độ bền cao.
Với sứ thủy tinh, IPS e.max Press và CAD cũng có độ bền uốn lớn. Giá trị trung bình 470MPa và 530MPa có tuổi thọ có thể hơn 10 năm là bằng chứng cho độ bền uốn cao của loại vật liệu này.
>> ngoài ra để có sự so sánh về răng sứ cercon và zirconia hãy truy cập ngay phần link xanh bên cạnh. Bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về 2 loại răng toàn sứ này.
4. Độ bền và độ trong của răng sứ có mối liên hệ như thế nào?
Nói chung, độ bền và độ trong của các vật liệu sứ có sự đan xen chặt chẽ với nhau:
– Vật liệu có độ trong càng cao thì độ bền uốn càng thấp
<- Vật liệu có độ bền uốn càng cao thì độ trong sẽ càng thấp.
Chúng ta chỉ có thể đạt được một phục hình vững chắc và thẩm mỹ hài hòa khi có một sự lựa chọn độ trong lý tưởng, giúp tăng cường tối đa tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, cũng như độ bền của phục hình.
Trên đây là những chia sẻ về độ bền uốn của răng sứ cũng như sự “bá đạo” với độ bền uốn của răng sứ zirconia. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ theo hotline 19006900 để được tư vấn tận tình nhất. Cảm ơn bạn đã tham gia sử dụng dịch vụ.